Band 8 IELTS ngay lần đầu thi nhờ lối tư duy độc đáo
Super Admin
Với những bạn đang “vật lộn” với phần thi Speaking, đây là một bài viết rất nên đọc.
Xin chào tất cả mọi người.
Xin được phép giới thiệu với mọi người một chút :>>> Mình là Đăng Khoa, nay đang là sinh viên năm nhất trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Mình đã thi IELTS tầm khoảng tròn 1 năm trước và đạt được 8.5 overall ngay lần đầu, trong đó điểm Speaking là phần điểm mình tự hào nhất (8.5 Speaking hehe).
Qua khoảng thời gian tự luyện, kèm theo một vài lần hỗ trợ các bạn trẻ khác đạt 7.0 - 7.5 Speaking, mình đã đúc kết ra được nhiều kinh nghiệm riêng. Vì thế, mình muốn viết một bài chia sẻ về cách học Speaking của riêng mình!
Trước khi đi sâu hơn, mình cũng đã có một nền tảng vững là cựu chuyên Anh và từng có giải Ba HSGQG tiếng Anh từ trước. Song, những thanh tích trên cũng là một phần mà mình đã học được thông qua các phương pháp tự học của mình.
Về bản thân, mình là một người rất ghét học theo khuôn mẫu hay phải chuẩn bị các câu trả lời theo forecast. Mình muốn bản thân mình có thể được tiếp cận các câu hỏi và trả lời một cách tự nhiên nhất, vì khi đã viết sẵn, chính bản thân sẽ cảm thấy bị máy móc (scripted) và từ đó sẽ không thể có được Fluency tốt. Thay vào đó, mình luyện tập thông qua các phương pháp tư duy đề và hoạt động tìm hiểu kiến thức xã hội của bản thân. Dưới đây mình sẽ đi sâu hơn về mảng đầu là các phương pháp tư duy câu trả lời, đặc biệt là part 2.
Nếu như được sự ủng hộ của mọi người, mình sẽ có thể mở rộng thêm phần 2 về cách học kết hợp được cả 4 kĩ năng hen :>>>>
Cấu trúc kể chuyện Narrative Structure:
Kĩ năng Nói cũng có thể coi là một kĩ năng kể chuyện. Bản thân mình là một người nộp luận học bổng rất nhiều, mình đã phải suy ngẫm và kể rất nhiều câu chuyện của bản thân :’>. Trong các phương thức kể chuyện thì ta có một cấu trúc được gọi là cấu trúc Narrative Structure. Thông qua cấu trúc, ta có thể bỏ hoàn toàn các câu hỏi gợi ý trên prompt, và tạo được một câu chuyện có tính cá nhân hóa cao.
Đầu tiên, narrative structure là một cấu trúc kể chuyện hợp nhất với những dạng đề về phát triển bản thân. Những đề như “Describe a habit your friend has and you want to develop” hay “Describe a time you were friendly to someone you didn’t like” là những dạng đề tiêu biểu, vì nó nói đến những thứ liên quan đến bản thân. Mình sẽ lấy đề đầu tiên làm cấu trúc ví dụ nhé.
Ở trong một narrative structure, mình sẽ có outline như sau:
Past status quo (hoàn cảnh trước đây): Đây là nền tảng của bài nói, vì nó cho phép người nghe hiểu được bối cảnh, lí do, động lực của người kể, từ đó có thể hình thành nên một bức tranh, câu chuyện toàn diện hơn. Ở phần này, các bạn sẽ tập trung kể về hoàn cảnh của các bạn trước đó, như là bạn là một người hay lười biếng, hay bạn là một người hướng nội và khó giao tiếp. Ví dụ cụ thể hơn mình sẽ làm ở dưới.
Inciting incident (một tình huống tác động): Đây có thể được gọi là “sự kiện đổi đời” của một người, như là các bạn coi phim ấy. Trong Harry Potter thì khoảnh khắc này là lúc mà cu pé nhận ra “Yer a wizard, Harry!”, hay trong Marvel, ở các villain story, sẽ là những người bị bỏ rơi/lừa dối/... Từ cái sự kiện này đã khiến cho bản thân phải suy nghĩ hơn về một vấn đề và đưa đến:
Raise the stake (nâng tầm ảnh hưởng): Đây là khi mà nhân vật chính (trong trường hợp này là bản thân) suy nghĩ: “Nếu như mình không hành động, chuyện gì sẽ xảy ra?” Có những dạng sau:
Emotional/inward stake (tác động cảm xúc cá nhân): Nếu như bản thân không hành động thì sẽ không bao giờ bước ra được vùng an toàn chẳng hạn.
Outward/external stake (tác động ra ngoài): Nếu không hành động thì sẽ không có những tác động ý nghĩa cho cộng đồng mình đang sinh sống chẳng hạn.
Combined: Kết hợp cả hai
Moment of truth (khoảnh khắc quyết định): Bây giờ sẽ làm gì? Sau khi đã có những nhận thức về hậu quả, bản thân sẽ chọn hành động hay không?
New status quo (hoàn cảnh mới): Sau quyết định cuối cùng, đã có những thay đổi như thế nào về bản thân, cộng đồng xung quanh?
Dựa vào một cấu trúc kể chuyện như trên, bạn sẽ có thể tạo ra được một câu chuyện có tính logic liên kết cao, đồng thời cá nhân hóa tốt hơn và sẽ không bị cứng nhắc theo câu hỏi gợi ý của đề.

Dưới đây là một outline ví dụ mà mình đã làm cho đề “Describe a habit your friend has and you want to develop”:
Past status quo (hoàn cảnh trước đây): Previous situation – I did not pay attention to people around me. I did not have many friends, and I thought that it was a normal thing. I have always done things by myself.
Inciting incident (một tình huống tác động): One time when I was in trouble, my friend offered me a hand
Help you realise the importance of looking out for others and being compassionate.

Raising the stake: tăng độ nghiêm trọng
Emotional/inward stakes: It would still make me feel lonely, not having people when I need them the most.
Physical/outward stakes: People would still be afraid of approaching me, start a conversation, and reluctant to communicate about any of their problems with me.
Mix: mix the two stakes together
Moment of truth (khoảnh khắc quyết định): What are you going to do? Are you going to learn how to open up?
Observe and apply what your best friend is doing (habits)
Come up with clear actions. Example:

I wanted the feeling of warmth and friendship. I wanted to have friends to rely on whenever I had difficulties, as well as helping my friends out when the same thing happens to them. With that in mind, I decided to gather my courage and make my first friend: someone who was very much like me.
New status quo (hoàn cảnh mới): what happened afterward.
I had companions for whatever I did, and I was also able to help those who were in the same shoes as I was. I aspired to use my experience, my past fear and anxiety to relate and to lend a helping hand, the very same way my friend helped me.
Và đó là một câu chuyện xuyên suốt không cần suggested prompt.
Chia sẻ của bạn Nguyễn Lê Đăng Khoa.
