CHIA SẺ KINH NGHIỆM HỌC TỪ 0 LÊN 8.0 IELTS
Super Admin
Hi mọi người,
Có nhiều bạn nhắn tin mình hỏi về tài liệu và cách học cho người mới bắt đầu như thế nào. Ở bài post này, mình sẽ đưa ra một số tài liệu cũng như là cách học mà ngày xưa mình đã áp dụng. Nói qua về background của mình thì mình là dân khối A. Hồi mới vào ĐH mình TOEIC chưa được 400
, phải vào lớp học lại Tiếng Anh từ đầu. Cuối năm 2 mình thi IELTS lần đầu được 6.0 và năm cuối thì được 7.5. Lần gần đây nhất thì được 8.0 Overall.

Thực ra ngày xưa năm nhất ĐH thì mình học thập cẩm cả lên =)) 
Tức là TOEIC, Tiếng Anh giao tiếp, IELTS rồi giáo viên Việt Nam hay nước ngoài gì mình cũng đều học 
. Nhưng trước lần thi IELTS đầu tiên vài tháng thì mình quyết định tự học kể từ đó. Dưới đầy mình sẽ chia sẻ lại một vài phương pháp cũng như tài liệu học của mình (có thể là cũng sẽ không phù hợp với nhiều bạn hoặc là các bạn có những cách tiếp cận khác hiệu quả hơn). Qua trải nghiệm của bản thân cũng như là từ việc dạy các bạn khác thì mình nghĩ là đối với những bạn beginner thì đầu tiên là nên xây dựng một nền tảng ngữ pháp, phát âm cũng như là từ vựng cơ bản đã.




1. PHẦN NỀN TẢNG.
a. VỀ PHÁT ÂM
Nếu bạn có thời gian thì có thể tham khảo bộ sách huyền thoại Pronunciation in Use. Sách được xem là một trong những cuốn sách học phát âm Tiếng Anh hay và chuẩn nhất. Mặc dù sách được xuất bản từ khá lâu, nhưng đây vẫn là cuốn giáo trình tin dùng của rất nhiều giáo viên và học sinh trên toàn thế giới.
Cuốn sách có nội dung phân chia rất hợp lý, các nguyên âm và phụ âm được chia thành từng cặp tương đồng với nhau, đi kèm với rất nhiều ví dụ và audio.
Cuốn sách được chia làm 3 cấp độ:
English pronunciation in use Elementary
English pronunciation in use Intermediate
English pronunciation in use Advanced
Thú thực mà nói, nếu mà mọi người mà tải mấy sách về rồi ngồi đọc thì sẽ nhanh chán lắm =)) Mình thì thích học có cả âm thanh lẫn hình ảnh nữa nên thường học phát âm ở trên Youtube hơn. Đầu tiên bạn cần nắm vững bảng âm IPA (có 44 âm) trước đã. Có nhiều video trên Youtube về IPA. Dưới đây là một vài video mà bạn có thể tham khảo:
· International Phonetic Alphabet (IPA) | English Pronunciation
· How to Read IPA - Learn How Using IPA Can Improve Your Pronunciation
· Improve Your English Accent - Pronounce Vowel Sounds Correctly
Sau khi học bảng IPA thì mn học phần trọng âm từ, rồi trọng âm câu. Bây giờ có từ nào mới thì cứ tra từ điển Oxford hoặc Cambridge là biết được cách đọc rồi 

Link từ điển:
Link một số video về trọng âm:
· Syllables and Word Stress - English Pronunciation Lesson
· Sentence Stress in English Pronunciation
· How SENTENCE STRESS changes meaning in English
· How does stress change the meaning of a sentence?
MỘT SỐ KÊNH HỮU ÍCH CỦA MỘT VÀI GIÁO VIÊN BẢN XỨ ĐỂ HỌC PHÁT ÂM CŨNG NHƯ CÁC KỸ NĂNG KHÁC PHÙ HỢP CHO BEGINNERS:
· Cô giáo người Anh nói chậm mà dễ nghe
· Cô giáo Emma người Canada nói cũng rất dễ nghe =))
· Thầy giáo người Adam Canada
· Cô giáo Lucy xinh đẹp người Anh
· Thầy Bob người Canada
b. VỀ NGỮ PHÁP
Đối với người mới bắt đầu thì mình recommend mọi người cuốn Ngữ Pháp của cô Lan Hương. Với giai đoạn đầu thì mình nghĩ là mọi người có thể tập trung vào những điểm chính sau:
- Các thành phần trong một câu (ví dụ một câu bình thường sẽ có dạng bắt buộc S + V, và có thể có những thành phần phụ như bổ ngữ, trạng ngữ …)
- Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ
- Các thì trong tiếng Anh
- Model Verbs (can, could, may, might, …)
- Câu bị động
- So sánh (hơn, nhất, bằng)
- Sự hòa hợp của chủ ngữ và động từ
- Câu điều kiện
- Liên từ
- Mệnh đề quan hệ
- Các từ chỉ số lượng
Trình độ kha khá hơn thì tham khảo thêm cuốn Camrbridge Grammar for Ielts (sách rất dễ tìm trên google nhá)
c. VỀ TỪ VỰNG
Bộ Vocabulary in Use là một bộ rất tốt cho những người mới bắt đầu. Sách có chia ra các level từ Elementary tới Advanced thì ae mới bắt đầu cứ học từ quyển Elementary đi lên thôi =)) (bộ này cũng dễ tìm trên google nhé =)) )
Để nhớ từ vựng lâu thì bạn nên cố gắng DÙNG TỪ ĐÓ MỘT CÁCH THƯỜNG XUYÊN NHẤT CÓ THỂ. Và học một từ thì đừng chỉ nên học mỗi nghĩa của từ đó. Bạn nên tra cả cách phát âm và một vài cách dùng của từ đó cũng như một vài cách sử dụng của từ. Từ điển Anh Anh mình hay dùng là:
Bạn cũng nên kết hợp cả từ điển Anh Việt nữa. Mình thì cài Lạc Việt trên điện thoại 

Một điểm nữa về việc học từ vựng là nên học các collocation đi với từ đó. Ví dụ khi học từ “accident” thì bạn đã biết nghĩa của từ này là “tai nạn”. Vậy giờ muốn diễn đạt ý “gây ra tai nạn” thì ta nói như thế nào? Ta không nói 'make accidents' mà nói là 'cause an accident '. Cái này gọi là collocation, tức là những cụm từ đi cùng nhau. Bạn có thể tham khảo ở link này, chỉ cần gõ một từ vào search box là nó sẽ hiện ra những cụm từ hay đi với từ này.
Ví dụ, bạn gõ từ homework vào sẽ thấy những từ hay đi với từ này nhất. Để nói ‘làm bài tập về nhà’, ta ko nói ‘make homework’, mà sẽ là ‘do homework’. Trong list ở website ta cũng thấy các cụm từ khác như ‘hand in homework’ (nộp bài về nhà), finish homework (hoàn thành bài tập về nhà), give/set homework (giao bài tập về nhà), correct/ mark homework (chữa/ chấm bài về nhà), have/get homework on st (có bài về nhà về cái gì). Đấy, bạn cứ thử gõ vài từ vào box đó để xem nó đi với từ nào là đúng nha!
d. PHẦN NGHE
Ngày xưa nhiều người khuyên là nghe VOA nhưng mình thì không thích nghe VOA Special English lắm =)) Chương trình mình hay nghe nhất và đến giờ vẫn nghe hằng ngày là BBC 6 Minute English. Thực sự là mình thấy BBC 6 Minute English rất hay. Mỗi đoạn hội thoại là giữa hai người chỉ trong vòng 6 phút và ở trên nhiều chủ đề khác nhau. À mà cái này chỉ phù hợp cho các bạn trình intermediate trở lên – nếu mà mới beginner thì có vẻ hơi nhanh. Đối với các bạn mà gần như là mới bắt đầu hoàn toàn thì nên tham khảo các nguồn khác đã.
Chia sẻ kỹ hơn một chút về kỹ năng nghe: Đối với mình thì nghe là một kỹ năng khá là lâu lên – bạn cần một thời gian đủ dài thì mới cảm nhận được sự lên rõ ràng được. Nhiều học sinh của mình cũng thế, nếu trong một thời gian tầm 1-2 tháng mà không cố gắng nghe hết sức thì sẽ lên rất chậm và điểm lại thấp hơn mấy kỹ năng kia. Bản thân mình là một ví dụ: lần đầu tiên Nghe được có 5.5 trong khi mấy kỹ năng kia toàn 6+ cả =))) Do đó, bạn cần có thói quen nghe hàng ngày, mọi lúc mọi nơi có thể (kể cả lúc nấu ăn hay rửa bát thì cố đeo tai nghe vào mà nghe =))) Đối với mình thì phần nghe lên khá chậm. Năm 2017 đc Overall 7.5 nhưng Nghe cũng chỉ đc 7.5 thôi J) Và 2 lần gần đây thì điểm nghe đã ổn định ở mức 8.5 rồi. Mong là đc 9 cho lần tới J))
CÁC BƯỚC ĐỂ NGHE CỦA MÌNH NHƯ SAU:
+ Bước 1: tìm một nguồn phát tiếng Anh chuẩn (nói về chủ đề mà bạn thấy hứng thú) và phải có phụ đề (nhất thiết phải có)
Lưu ý:
+ Bạn chỉ nên chọn bài nghe dưới 5’ không thì việc chép ra sẽ rất lâu và dễ gây nản.
+ Bước 2: Listen and transcribe it
Bạn nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được. Lưu ý là đầu tiên bạn nên dành khoảng 1-2 lần nghe qua bài audio đã, và nếu bạn nghe được tầm trên 50% thì ok, có thể thực hiện được phần transcribe (ghi những gì nghe được ra giấy). Nếu bạn nghe dưới 50% bài đó thì tốt nhất là nên xem luôn transcript để tra từ mới đồng thời cách phát âm của từ đó. Sau đó bạn đóng transcript lại và vẫn nghe audio lại và transcribe ra bình thường. Lúc nghe để transcribe thì bạn cứ pause hay tua lại thoải mái, đến lúc nào nghe được thì thôi. Sau khi thực hiện transcribe xong thì đối chiếu với transcript để xem mình lệch chỗ nào. Lúc này mình sẽ biết được là từ không nghe được là do phát âm hay là nghĩa của từ đó. Ví dụ như từ ‘canoe’, nếu mà ta đinh ninh từ này phát âm là ‘ca nô’ thì khi mà người nói phát âm ‘ cờ nú’ thì ta sẽ không hiểu được 

+ Bước 3: Tập đọc lại theo transcript và thu âm lại so sánh
Ở bước này, bạn hãy nghe thật kỹ phát thanh viên đọc, nhấn nhá, nối âm, lên xuống ở đâu. Bạn bắt chiếc giống hệt thế rồi đọc. Sau đó nghe lại phần thu âm giọng đọc của mình, xem chỗ nào chưa giống thì đọc lại. Sửa đến khi nghe lại thấy ưng ý thì thôi.Công việc này cũng khá là nản nhưng đây là cách luyện Pronunciation cực kỳ hiệu quả.
NGUỒN NGHE
Có nhiêu nguồn nghe khác nhau. Dưới đây là một số nguồn mà sẽ phù hợp với mức độ của mọi người:
Trang này có rất nhiều chủ đề khác nhau, kèm theo cả bài tập nên rất dễ học.
Đây là một trang rất hay vì có thể nhiều level khác nhau cho cả beginners và masters. Ngoài ra trang web còn có cả giọng Anh Anh và Anh Mỹ nữa. Đồng thời sau mỗi bài nghe thì cũng có những bài tập cho mọi người làm nên rất là tiện lợi.
Trang này có có nhiều level cho mọi người. Mỗi bài cũng ngắn nên dễ theo dõi.
Trang BBC Learning English là một trang mình cực kỳ thích vì trang này cung cấp cho người học đầy đủ mọi kỹ năng và được làm rất bài bản. Đây là website của trang http://www.bbc.co.uk/learningenglish/
Đặc biệt, mình rất thích nghe BBC 6 minute English (mọi người chỉ cần lên Youtube gõ là ra). Ngày xưa lúc mới học mình rất hay nghe BBC 6 minute English và nghe mọi lúc mọi nơi, và sau một thời gian mình cảm thấy khả năng nghe tăng lên rõ rêt. Mỗi ngày mọi người có thể chọn 1 bài
để nghe.
Trang này mỗi bài hơi dài, tuy nhiên họ đọc khá chậm và phù hợp với mức beginners.
Trang này dùng để chép chính tả cũng khá hay
8. https://www.youtube.com/user/TEDEducation (Mình thích nghe TEDed hơn là Ted, cơ mà TEDed hơi khó, chỉ cho các bạn Intermediate trở lên thôi)
9. Một vài trang youtube học TA:
https://www.youtube.com/.../featured(Learn English with... (có cho tất cả các level)
10. Phim truyền hình: How I Met Your Mother
11. Một số kênh Youtube:
YouTube:
· - Bright Side: trang này nói về những tips, mẹo trong cuộc sống
- Munchies (show ăn uống)
- Top Think (cũng về tips trong cuộc sống)
·- Master Chef (show ăn uống)
